Ngâm rượu táo mèo ngon và trị bệnh giúp trường sinh
Rượu táo mèo vốn là một bài thuốc dân gian rất hữu ích trong việc chữa nhiều bệnh như bệnh về tiêu hóa, huyết áp, bên cạnh đó cũng giảm lượng cholesterol và điều hòa tim mạch.
Tác dụng của rượu táo mèo
Theo y học cổ truyền, Táo mèo có vị chua, ngọt, hơi chát, tính ấm. Có tác dụng kiện vị tiêu thực hóa tích.
Tác dụng của táo mèo làm hạ huyết áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành, giãn mạch và chống loạn nhịp tim. Tác dụng hạ lipid máu rõ rệt , đồng thời làm giảm xơ vữa động mạch cơ chế chủ yếu do vị thuốc tăng tác dụng bài tiết cholesterol chứ không phải hấp thu.
Sau khi uống rượu táo mèo lượng enzym trong bao tử tăng, giúp cho việc tiêu hóa tốt hơn, lượng acid béo tăng giúp tiêu hóa chất mỡ tốt hơn. công dụng an thần, làm tăng tính thẩm thấu mao mạch.
Nguyên liệu làm Rượu táo mèo
Táo mèo tươi 2 kg Rượu trắng 4 lít Đường 1 kg Mật ong 200 ml
Chọn táo mèo
- Táo mèo có xuất xứ từ các tỉnh miền núi phía Tây Bắc như Yên Bái, Sơn La, Lào Cai sẽ phù hợp nhất để ngâm rượu vì có độ ngọt và thơm đặc trưng.
- Táo ra hoa vào khoảng tháng 3 – 4 và cho quả từ tháng 8 đến tháng 12 dương lịch. Thời điểm táo ngon nhất là vào cuối tháng 8 và giữa tháng 9, được xem là mùa táo mèo ở những khu vực này.
- Nên lựa chọn những quả táo mèo có màu đỏ, má đào sẽ mang lại chất lượng rượu táo mèo ngâm tuyệt vời nhất.
- Nếu chọn rượu táo mèo làm thuốc, cần mua loại táo mèo dược liệu, hoặc không có thì mua táo mèo mọc dại, tuy hình thức quả táo xấu nhưng có nhiều vitamin và chất chống oxi hóa.
Chọn rượu ngâm
- Thông thường dùng rượu nếp quê hoặc rượu tẻ đều được rượu phải nấu bằng men ta chuẩn rượu được ủ một thời gian rồi thì càng tốt. Một gợi ý bạn có thể dùng rượu ngô Bắc Hà để ngâm cùng với táo mèo rất ngon và thơm.
- Độ rượu thường trong khoảng 40 độ.
Cách chế biến
-
Ngâm rượu
Chuẩn bị một cái hủ thủy tinh sạch và khô, có kích thước vừa đủ với số lượng táo và rượu đã chuẩn bị. Tiếp đến cho táo mèo và đường vào hủ, cứ một lớp táo mèo thì rắc một lớp đường lên mặt và lưu ý là ở phía trên cùng phải rải kín đường lên mặt táo mèo, đậy nắp thủy tinh lại và đợi 2 tuần.
Sau 2 tuần ngâm táo mèo với đường, nếu táo mèo nổi lên trên còn phần nước đường ở dưới, còn lại một lượng đường bị bão hoà không thể tan lắng xuống đáy thì như vậy tức là đã thực hiện đúng cách. -
Hoàn thành
Chắt hết phần nước ngâm và đường trong hủ bỏ vào chai. Đây gọi là phần nước cốt táo mèo và nên để riêng. Phần nước cốt táo mèo dùng để trộn chung với rượu táo mèo khi uống sẽ rất ngon và dễ uống hơn.
Ngoài ra, phần nước cốt táo mèo này cũng là một dạng sirô nên cũng có thể dùng làm nước giải khát, tráng miệng rất ngon.
Đổ rượu trắng đã chuẩn bị từ đầu vào hủ táo mèo, để hủ vào một góc nhà và để sau ít nhất 3 tháng là có thể dùng rượu táo mèo tươi ngon. Lúc này đã có thể thưởng thức rượu thơm ngon rồi đấy.
Ngâm rượu táo mèo cùng với 1 ít táo mèo khô đã sao vàng hạ thổ sẽ có màu cánh dán nhanh và thơm. Bên cạnh đó, ngâm cùng thêm 1 ít mật ong: 1kg táo tương ứng với 100 ml mật sẽ giảm vị chua và chát của táo.